F12/4 Đường Phạm Thị Nghĩ, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, Tp. HCM
hàng cao cấp
Giao hàng tận nơi
Tư vấn miễn phí

Vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm chuẩn GMP

Thứ ba - 23/04/2024 05:54
Vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm chuẩn GMP (1)
Vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm chuẩn GMP (1)
Các thiết bị trên dây chuyền sản xuất mỹ phẩm cần đảm bảo yếu tố hiện đại và chất lượng tốt. Hãy cùng Tân Sao Bắc Á tìm hiểu về quy trình vận hành của dây chuyền sản xuất mỹ phẩm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn

  • Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP chính là bảo đảm thực hiện việc nghiên cứu lâm sàng và chứng minh được tính hiệu quả cao, an toàn của sản phẩm. Sau khi đã hoàn tất quá trình kiểm chứng và kết quả đạt tiêu chuẩn GMP thì sản phẩm mới được phép công bố trên thị trường.

  • Trong quá trình sản xuất, các kết quả đều được giữ lại. Đồng thời, các công đoạn trong quá trình sản xuất sẽ được giám sát khắt khe đến khi công bố. Nếu như có phát hiện mỹ phẩm có chứa bất kì chất độc hay sẽ tiến hành loại bỏ ngay và loại vào danh sách cấm.

  • Hệ thống dây chuyền sản xuất mỹ phẩm cần phải tuân thủ theo quy tắc nghiêm ngặt về nồng độ cho phép đối với các chất hạn chế sử dụng. Đồng thời, cần liệt kê rõ ràng các thành phần trên bao bì. Hơn nữa, gia công mỹ phẩm cần phải chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

  • Việc đầu tư vào máy móc sản xuất và chất lượng nghiên cứu là điều quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất mỹ phẩm.

  • Hạn chế thải các chất độc hại và bao bì ra ngoài môi trường trong quá trình sản xuất. Hệ thống dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt GMP phải nổi trội hơn so với các sản phẩm khác, đảm bảo tiêu chí an toàn, hiệu quả và mang lại lợi ích cho người sử dụng.

 

unnamed (1)
dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn


2. Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm có bao nhiêu loại 

Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm có 3 loại chính 

2.1 Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm dạng ướt

  • Đối với mỹ phẩm dạng dung dịch: Trong công thức mỹ phẩm, đây là dạng dung dịch cơ bản nhất, thường được sử dụng nhiều như sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt,.. Đây là hỗn hợp đồng nhất các thành phần hòa tan. Chỉ cần hòa trộn các thành phần dung môi lại với nhau sẽ tạo ra dung dịch.

  • Đối với dạng mỹ phẩm dạng nhũ tương/ kem: Nguyên liệu chính ở dạng này là các nguyên liệu không hòa tan. Thường sử dụng để để làm kem dưỡng, kem chống nắng, make up,…Để tạo ra mỹ phẩm dạng kem cần có chất nhũ hóa, nước và dầu.

  • Đối với lotion: Đây là loại kem thể nhẹ, thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng thể,..

  • Trong dây chuyền mỹ phẩm dạng ướt sử dụng các thiết bị: Máy trộn nhũ hóa, máy chiết rót mỹ phẩm, chân không tích hợp nhiệt.

2.2 Dây chuyền mỹ phẩm dạng khô 

  • Đối với mỹ phẩm dạng viên nén/ viên nang: Công đoạn tạo ra viên nén/ viên nang khá là phức tạp, trong đó phải trải qua 2 công đoạn chỉnh là pha trộn và tạo hình. Trong khi bào chế, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng một số thiết bị đặc biệt để tạo ra sản phẩm này. Do vậy, giá thành của chúng đắt hơn.

  • Đối với mỹ phẩm dạng bột: Mỹ phẩm dạng bột thường có ở các loại phấn trang điểm hoặc phấn rơm. Đây là hỗn hợp các nguyên liệu rắn pha trộn với nhau tạo thành bột mịn. Một số nguyên liệu chính có thể kể đến là sáp khử mùi hoặc son môi. Để tạo ra sản phẩm này cần nung nấu các thành phần cho đến khi tan chảy, tiến hành trộn đều và sau đó đổ vào khuôn.

  • Trong dây chuyền mỹ phẩm dạng khô sử dụng các thiết bị: Máy nung nóng( với các sản phẩm dạng thỏi/ sáp), máy tạo hình, máy cán, máy trộn.

2.3 Dây chuyền kem mỡ

  • Kem mỡ sử dụng để sản xuất các sản phẩm cho da, thuốc nhuộm tóc,… Thường thì các mỹ phẩm này ở dạng khan, không nhờ sính và không chứa nước. Nguyên liệu chính để tạo ra thuốc mỡ có: Dimethicone, lanolin, dầu tổng hợp.

  • Cách bào chế kem mỡ: Trộn nguyên liệu trong bồn trộn gia nhiệt để nguyên liệu nóng và đồng nhất.

  • Thiết bị máy móc được sử dụng trong dây chuyền kem mỡ gồm: Máy chiết rót, máy trộn và đóng tuýp mỡ.

  • Ngoài các máy cơ bản trên bạn có thể sử dụng thêm một số loại khác như máy đóng hộp, dán nhãn, indate,..

>>>> Xem thêm: Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP

Vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm (3)
Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm

3. Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm gồm

Các bước cơ bản 
  • Bước 1: Lên danh mục và kiểm tra nguyên liệu, tiến hành nhập nguyên liệu đầu vào

  • Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệp vật tư theo đúng quy định 

  • Bước 3: Đối với những nguyên vật liệu đã qua kiểm nghiệm sẽ được đưa vào sản xuất

  • Bước 4: Cân định lượng nguyên liệu, tiến hành chia theo mẻ sau đó đem đi pha chế

  • Bước 5: Căn cứ vào hàm lượng đã được định sẵn bằng dây chuyền sản xuất, tiến hành gia công mỹ phẩm. Ví dụ, sử dụng máy nhũ hóa chuyên dụng( gồm bồn nhũ hóa, bồn dầu và bồn nước) đối với mỹ phẩm dạng kem

  • Bước 6: Với sản phẩm đã hoàn thành, cần đánh giá lại chất lượng. Nếu đạt chuẩn thì chuyển sang bộ phận chiết rót định lượng vào chai, túi, hũ,…

  • Bước 7: Tiến hành đóng gói gồm các công đoạn: in phun indate, thứ tự, lô hàng, vào hộp, thực hiện đóng thùng và dán nhãn mác,..

  • Bước 8: Để tránh xảy ra sai sót trước khi phân bổ ra thị trường, cần kiểm nghiệm chất lượng một lần nữa.

  • Bước 9: Với các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, tiến hành nhập kho xuất trữ và phân phối đến các điểm bán trên thị trường.

Vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm (2) (1)
Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm



4. Thông tin về các thiết bị sản xuất mỹ phẩm cho dây chuyền

4.1 Máy trộn nhũ hóa

  • Chức năng chính của máy trộn nhũ hóa là khuấy trộn và nghiền nhỏ các nguyên liệu, thực hiện phá hiện phá vỡ kết cấu của phân tử nhằm mục đích để các nguyên liệu hòa trộn đồng đều với nhau. Điều này giúp các thành phẩm thống nhất không tách rời, không tách dầu, không phân lớp, không tách nước.

  • Sản phẩm dễ dàng thẩm thấu hơn khi dùng nhờ chức năng nghiền mịn của máy, nhất là kem body, kem dưỡng,.. Bên cạnh đó, khi sử dụng loại máy này, các thành phần không bị thay đổi chất lượng hoặc biến đổi thành phần.

4.2 Máy nhũ hóa chân không

  • Máy nhũ hóa chân không dùng để trộn nhiều loại sản phẩm khác nhau, đặc biệt là những sản phẩm chứa thành phần dầu, có độ nhớt cao như kem boby, kem đánh răng, thuốc mỡ,…

4.3 Máy chiết rót mỹ phẩm tự động

  • Khi đã hoàn tất công đoạn khuấy trộn nhũ hóa thì sẽ tới công đoạn chiết. Bạn nên sử dụng máy chiết rót băng tải

  • Có gia nhiệt để việc sang chiết đảm bảo độ vô trùng, tính chính xác cũng như quy trình GMP.

4.4 Máy đóng tuýp và hàn đáy tuýp

  • Máy đóng tuýp sử dụng cho các sản phẩm dạng tuýp như: kem chống nắng, dầu xả, dầu gội, sữa rửa mặt,.. Quy trình được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thực hiện chiết rót nguyên liệu vào tuýp

  • Bước 2: Tiến hành ép kín 

  • Bước 3: Nếu đáy tuýp bị thừa thì tiến hành cắt tuýp

4.5 Máy in phun date 

  • Những xưởng sản xuất mỹ phẩm quy mô lớn thường sử dụng máy in phun. Loại máy này có màn hình điện tử giúp người thực hiện điều khiển các công đoạn in phù hợp

4.6 Máy đóng hũ

  • Với những sản phẩm cần đóng gói màng co như thực phẩm, kem đánh răng,... thường sử dụng máy màng co tự động với bảng điều khiển PLC.
 
Vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm (1) (1)
Máy đóng tuýp và hàn đáy tuýp trong dây chuyền sản xuất mỹ phâm3

5. Để được cấp phép sản xuất mỹ phẩm đạt GMP cần thực hiện những thủ tục 

  • Cơ sở sản xuất cần nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy chứng nhận GMP tại cơ sở sản xuất trước khi sản xuất

  • Sở y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, xin cấp giấy chứng nhận GMP đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định và hồ sơ hộp lệ. Trong trường hợp yêu cầu cơ sở khắc phục, thay đổi hoặc không cấp giấy chứng nhận cần phải thông báo bằng văn bản.

  • Với trường hợp yêu cầu cơ sở sản xuất thay đổi và khắc phục

  • Các cơ sở sản xuất cần khắc phục, thay đổi trong thời hạn nhất định và báo cáo, sở y tế phải trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra

  • Trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày yêu cầu cơ sở sản xuất kiểm tra, khắc phục, nếu sở y tế không nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở sản xuất thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm sẽ không có giá trị.

  • Với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được cấp giấy chứng nhận” Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” bởi bộ y tế

  • Bộ y tế có văn bản gửi đến Sở Y tế nơi đặt cơ sở sản xuất về việc cấp giấy chứng nhận

  • Trách nhiệm của Sở Y tế là cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho cơ sở sản xuất trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ 


Xem thêm: Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP
 

CÔNG TY TNHH MÁY MÓC THIẾT BỊ TÂN SAO BẮC Á
Địa chỉ : F12/4 Phạm Thị Nghĩ, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tp. HCM
Điện thoại: 028 2246 3999 – 028 2241 8459 – Fax: 028 39.602.613
Mobile: 0989193888 – 0985467398
Email: congtytansaobaca@gmail.com
Website:  www.tasaba.vn  – www.tansaobaca.com - maymypham.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

back to top
, . : 60